Cholesterol không tan trong nước nên được vận chuyển bởi các hạt lipoprotein, bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL-c) và lipoprotein mật độ cao (HDL-c). Trong đó, LDL-c được xem là cholesterol xấu vì dư thừa làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. HDL-c là cholesterol tốt nhờ dọn dẹp cholesterol dư thừa và mang nó trở lại gan. Sau đó, gan thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Vĩnh Bình, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ăn nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe khiến nồng độ cholesterol xấu cao hơn, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Bên cạnh thuốc điều trị, mỗi người có thể kiểm soát cholesterol bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Giảm thức ăn nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, tinh bột, bỏ thuốc lá, bổ sung thảo dược giàu phytosterol... giúp cải thiện chỉ số mỡ máu.
Ăn theo kiểu Địa Trung Hải: Chế độ ăn này được Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị vì tập trung ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá và dầu thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh hỗ trợ giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Hạn chế ăn thịt đỏ, mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm sấy khô, snack... do chúng có thể khiến hình thành nhiều cholesterol xấu.
Nấu ăn tại nhà: Khi tự chuẩn bị thức ăn tại nhà, gia đình có thể kiểm soát tốt hơn độ an toàn và lượng thực phẩm tiêu thụ. Chọn những nguyên liệu tươi, sạch giàu dinh dưỡng, tránh thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột và chất bảo quản tốt cho sức khỏe.
Quản lý căng thẳng: Cơ thể tiết hormone cortisol khi căng thẳng làm tăng lượng đường trong máu và kích thích gan sản xuất nhiều cholesterol. Những cách giúp thư giãn như yoga, thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc.
Hạn chế rượu và không hút thuốc: Rượu làm tăng lượng calo và chất béo trong máu, gây béo phì, cao huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại như nicotine và hắc ín phá hủy các mô và tế bào trong cơ thể, dẫn đến viêm và oxy hóa. Cả hai đều làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu, gây xơ vữa động mạch, nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bỏ hút thuốc lá và uống rượu bia có giới hạn, không quá uống quá 30 ml/người/ngày.
Tăng cường vận động thể chất: Tập thể dục có thể giảm cholesterol, giảm cân. Tập luyện ít nhất 30-45 phút mỗi ngày, 4-5 lần mỗi tuần với các bài tập như đi bộ nhanh, bơi lội, yoga hoặc đạp xe...
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần để kiểm tra nồng độ cholesterol và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như huyết áp, đường huyết và chỉ số khối cơ thể. Kiểm tra lại nồng độ cholesterol để biết tình trạng sức khỏe nhằm điều chỉnh kịp thời.
Bác sĩ Bình cho biết bổ sung các tinh chất policosanol thiên nhiên (GDL-5), apple cider vinegar extract (giấm táo), red yeast rice powder (gạo lứt) hỗ trợ giảm cholesterol xấu và triglyceride, gia tăng cholesterol tốt. Các dưỡng chất này còn cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch và gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ liên quan đến cao huyết áp và bệnh tim mạch do mỡ máu.